KHUNG TRỜI GIA HỘI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 195 người, vào ngày Fri Dec 23, 2022 12:54 am
Gallery


Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng Empty
Latest topics
» Cảm ơn tình bạn tuyệt vời-D.Minh st
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeSat Nov 22, 2014 11:11 am by Admin

» Hỗ trợ Bạn bè
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeTue Oct 14, 2014 10:55 pm by Admin

» Tiễn mẹ !!! Kim Hồng
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:24 pm by Admin

» Thở chánh niệm -Đặng Hưng Tiên st
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:20 pm by Admin

» Ca dao thời đại - Diệm Minh st
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:16 pm by Admin

» chiếc giày đánh rơi của Gandhi - Diệm Minh st
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:13 pm by Admin

» Làng mai -Đăng Hưng Tiên-Tháo gỡ nội kết
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:08 pm by Admin

» KHÉP CÁNH PHƯỢNG SẦU = Lưu văn Trường
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeSat Apr 19, 2014 5:16 pm by Admin

» Yêu em hai lần - Lưu Phèo
Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng I_icon_minitimeMon Mar 31, 2014 10:44 pm by Admin


Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng

Go down

Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng Empty Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng

Bài gửi  Admin Sat Sep 01, 2012 12:42 pm

Chấm nhỏ trên sông

Thế là thêm một mùa vu lan nữa tôi xa mẹ. Tôi nhủ thầm thế khi sáng nay trên đường về chợ ngang qua ngôi chùa gần đó thấy cờ treo giăng chào đón khi mùa vu lan về. Tôi chợt miên man nhớ về những mùa vu lan đi qua trong cuộc đời mình và nhớ mùa mưa ngâu tháng bảy của Huế năm nào Có phải ở lứa tuổi này tôi thường quay về con đường mình đã đi qua, thường hoài niệm những gì mình gìn giữ để làm kỹ vật trong tâm tưởng mình .Bạn bè thường nghĩ rằng tôi là người ủy mị, những người thân thì cho rằng tôi yếu đuối . Ngày xưa khi đang ngồi trên ghế nhà trường tôi cũng tưởng mình như vậy, khi tôi cứ mặc tình trôi lênh đênh trên dòng cảm xúc và thả bồng bềnh cho ý nghĩ mình lang thang đến tận chân trời nào...và mơ mộng xa vời viễn cảnh ngày mai...

Nhưng trãi qua bao năm tháng, khi nhìn vào gương thấy tóc mình đã có vài sợi màu trắng nổi lên thì tôi khám phá ra những điều mới mẻ trong con người mình…Tôi mạnh mẽ hơn tôi tưởng, tôi biết chấp nhận sự thật và sóng gió không thể quật ngã ý chí khát khao vươn lên của tôi. Tất cả những điều đó tôi có nhờ ảnh hưởng của mẹ tôi…

Trong chúng ta ai cũng có hình ảnh thương yêu của mình, và mẹ là người mình thương yêu nhất và tuyệt vời nhất của mình Còn tôi, khi nào nghĩ về mẹ, và hình ảnh mẹ hiện ra thì tôi lại nhớ về chấm nhỏ trên sông khi tôi còn dại khờ, hình như là năm hay sáu tuổi thì phải, khi đó tôi vừa vào lớp mẫu giáo và đến tận bây giờ thì chấm nhỏ đó theo mãi tôi trong mùa vu lan này:

Con như thuyền nhỏ giữa biển khơi

Mẹ như chấm nhỏ giữa biển đời

Chấm nhỏ lung linh màu mầu nhiệm

Dẫn dắt con đi lớn thành người…

Hồi đó vì chiến tranh loạn lạc, mẹ một mình dắt díu ba chị em gái chúng tôi xa làng và lên Huế để tránh bom đạn. Khi mới lên thật khổ sở vì chúng tôi còn nhỏ quá mà mẹ thì lạ nước lạ cái chẳng biết phải làm gì để bắt đầu cuộc sống. Có người ở đó ruộng vườn dư dả cho mẹ con tôi ở nhờ một miếng đất.Ngay ngày hôm sau một "căn nhà" bằng tranh nứa được cất lên do những người cùng làng tản cư lên trước làm giúp. Chúng tôi rất vui mừng vì chấm dứt cảnh một mẹ ba con chạy ngược chạy xuôi, lỉnh kỉnh những hành lý, son chảo này đây mai đó.

Nhà quê lên thành phố, cái gì cũng lạ lẫm với chúng tôi, nhưng mẹ rất tháo vác nhanh nhạy, chịu cực chịu khổ, làm đủ mọi công việc, buôn bán mọi thứ xoay xở kiếm tiền cho chị lớn đi học may vì giấy tờ nhập học trong lúc chạy loạn không đem theo kịp.

Mẹ tìm mọi cách để thích ứng cuộc sống ở thành thị, tới mùa bắp thì bán bắp trái , khi măng nhiều thì luộc măng đem lên chợ Xép, khi mùa nhãn thì lên Kim Long, qua chợ Đồn, Rồi về chợ Hương Cần mua quýt lên chợ Đông Ba, một năm bốn mùa mẹ "xoay như cái vụ" . Có lẻ vì chạy nhiều, nên đêm về mẹ nhức mỏi rồi không chạy được nữa, nhưng hồi nhỏ tôi chẳng hiểu được gì chỉ biết là mẹ làm rất nhiều việc để nuôi nấng chị em tôi.

Rồi một ngày mẹ chuyển sang bán gạo, vì mẹ biết đây là mặt hàng thiết yếu mà bất cứ nhà nào cũng phải tiêu thụ hằng ngày.Nhưng để bán gạo được thì phải nhiều vốn và cạnh tranh được với những hàng lớn chung quanh. Một lần đi chợ Đông Ba mẹ thấy những ghe thuyền cứ hay tấp vào bờ để lên trên đường mua gạo, thế là mẹ nghĩ ra bán gạo trên sông, vừa không nhiều vốn, vừa khỏi cạnh tranh, và nhất là khỏi gánh nặng và chạy bộ như trước nữa.

Thế là mẹ dùng số tiền dành dụm được bấy lâu nay mua một chiếc ghe nan, một chầm đôi và bắt đầu cho công việc mới. Mỗi sáng, ban đầu là ghe nan (sau này mới ghe tồn) mẹ chở đi vài thúng gạo nhỏ tới quá trưa một chút mới về.Sáng nào tôi cũng giúp mẹ chuẩn bị hàng và xách cơm để mẹ đem theo ăn trưa. Và cứ thế tháng này qua năm nọ tôi đã quen cái chấm nhỏ trên sông khi đứng dõi theo mẹ xa hút dần, xa dần rồi khuất hẳn…

Tuổi ấu thơ của tôi cũng có nhiều kỹ niệm về những mùa lễ trên sông Hương như thế. Nhiều khi mẹ chở cho chị em tôi xem hội hoa đăng vào ngày rằm lễ Phật đảng và lễ vu lan nào mẹ cũng bày cúng theo phong tục của người Huế mình…Bây giờ dù lớn rồi , đi xa tôi vẫn còn nhớ những mùa vu lan ở quê nhà.nhớ những ngày rằm đầy bàn chè đậu xanh đánh,chè trái hay còn gọi là chè xôi nước,bắp trái và những củ khoai,sắn hay bánh in,bánh hạt sen ở mâm cúng ngoài trời...Ba chị em tôi thì trong lúc chờ mẹ cúng, xếp mấy bông giấy thả xuống sông và gọi đó là thả "hoa đăng của nhà mình"

Nhưng có một lễ vu lan mà chúng tôi nhớ mãi trong cuộc đời …

Buổi sáng đó mẹ cũng chở gạo đi nhưng thay vì chuyến bán phía trên thì hôm ấy mẹ về lại ngã Vạn Đò dọc theo Bao vinh

Năm ấy mùa mưa của Huế đến sớm hơn và hình như giông bão bất ngờ hơn...

(Mà ngày đó có như bây giờ đâu, nhiều khi buổi sáng còn khô tạnh, khi đi học về nước ở đường đã ngập tràn, phải lội bì bỏm.) Chị đi học may xa nên mùa lũ lụt mẹ gởi chị ở lại trên chủ may luôn.Mẹ đi được một lát thì mưa tầm tả, hai chị em tôi sợ quá ngồi co rúm lại cứ trông mẹ mau về. Mưa mỗi lúc mỗi nặng hạt, mưa càng lúc càng dữ dội, gió mạnh ập vào nhà làm những cửa sổ bung ra, nhưng gần trưa thì dứt .Hai chị em vui mừng đi ra bến sông để đợi mẹ tôi về.Trưa, rồi tới xế chiều, đợi mãi, đợi mãi... mà nào thấy mẹ!

Chúng tôi chỉ biết nắm tay nhau run lẩy bẩy vì lạnh và sợ mặc cho cô bác quanh xóm dỗ dành..

Tới khi trời nhá nhem, hai chị em cứ ngồi dựa lưng đợi trên bến, trong lúc căng mắt ra để nhìn xa hơn tôi nhìn thấy một chấm đen đang động đậy. Vì xa quá tôi sợ mình nhìn lầm,dụi mắt nhìn lại tôi thấy chấm đen đang nhích dần về phía chúng tôi,và phản xạ tự nhiên tôi đứng bật dậy chạy dọc theo bờ sông, vừa chạy vừa gọi mẹ rối rít , đằng sau là em tôi vừa chạy vừa khóc nức nở…Mẹ tôi đang bơi sát bờ sông nhìn lên chúng tôi .Tôi không nhìn rõ mặt mẹ lúc đó nhưng vui mừng không sao tả hết và thấy mái chèo mẹ càng nhanh thoăn thoắt.Tới bến, không kịp cắm dây móc ghe mẹ nhảy lên ôm chầm lấy chúng tôi vừa cười vừa nói : “ Thôi, nín đi con,nếu mẹ không có người cứu thì giờ chừ răng gặp được tụi con nữa” và những giọt nước mắt chảy dài trên gò má đang tái xạm của mẹ Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là cười ra nước mắt…

Mẹ tôi thoát chết, theo những người trên vạn đò hôm đó là một chuyện hy hữu, vì tuy là bán trên sông nhưng mẹ hoàn toàn không biết bơi.

Mẹ kể với mọi người là khi tới giữa dòng ngã ba Cầu Mỹ thì tự dưng có một luồng gió mạnh lật úp chiếc xuồng lại . Mẹ bị sặc sụa và uống thật nhiều nước .Trong lúc nguy cấp mẹ chỉ kịp nghĩ được phải nhanh chóng thoát ra khỏi chiếc xuồng đang đè nặng trên đầu.khi cái chết còn trong gang tấc. Mẹ cũng không hiểu bằng cách nào mẹ thoát ra khỏi chiếc ghe, và khi nhìn thấy một khoảng sáng trên đầu, cố hết sức còn lại lấy hai tay vẫy vùng, chân cứ đạp mạnh cố ngoi lên,vớ được mạn ghe, chồm lên trên ghe đang lật úp lại và kêu cứu .Lâu sau có chiếc đò ở xa, theo chiều gió nghe tiếng la đến cứu mẹ, đốt củi sưởi ấm và để mẹ nghĩ ngơi mấy giờ mới cho mẹ về.

Sáng hôm sau mẹ đem cau trầu,rượu, và bánh trái đến làm lễ tạ ơn với ân nhân đã cứu mẹ Năm đó mẹ cúng rằm khuya hơn mọi năm để tạ ơn Trời Phật đã cho mẹ bình an vô sự được sống trở lại.Chị em chúng tôi thì xếp nhiều hoa giấy hơn để thả xuống dòng sông như lời cảm ơn nhờ dòng sông đã che chở mẹ Mẹ thường bảo chúng tôi sự sống là vô giá, phải biết trân trọng và biết ơn người đã cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn.

Bây giờ đây thì mẹ đã già, mùa vu lan này tôi lại phải xa mẹ, nhưng chấm nhỏ trên sông thì theo tôi mãi trong bước đường đời .Sáng nay,khi dừng lại trước dòng sông trước nhà, nhìn màu nước đục ngầu,nắng Sài gòn trải nhẹ nhàng xuống dòng sông lấp loáng,hàng cây hai bên bờ soi bóng xuống dòng sông, tôi nhớ mùa vu lan ở Huế vô cùng.Dòng sông yên ắng quá, bỗng dưng tôi mong ước chấm nhỏ trong cuộc đời tôi xuất hiện, đang động đậy và nhích gần về phía gần tôi...



T T H

(Mùa vu lan 2012)

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 190
Join date : 27/10/2008

https://khungtroigiahoi.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Chấm nhỏ trên sông - Trần Thị Hồng Empty Lưu văn Trường

Bài gửi  Admin Sat Sep 01, 2012 1:34 pm

Chấm nhỏ trên sông

Người đọc thoạt đầu võ đoán rằng câu chuyện sẽ nói về hoài cảm, ký ức
ngây thơ của một cô gái quê thuở lên tám bên bờ sông nhỏ ở một làng
quê đìu hiu với đám bạn bè thơ ngây cùng trang lứa. Bây giờ lớn khôn,
bụi đời dẫm đạp, một lúc nào đó tịnh tâm ngồi nhớ lại cái thuở:
Ngày mai trong đám trinh nhân ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
HMT
Nào ngờ Chấm nhỏ trên sông thuật lại câu chuyện đầy thương tâm, nghe
đến chảy nước mắt về mối tình mẫu tử, một người mẹ neo đơn, bôn ba với
chợ đời, tần tảo nuôi đàn con thơ dại mà đứa lớn chưa qúa mười.
Dọc chấm nhỏ trên sông tôi nàng hoàng nhớ đến Nhà mẹ Lê của Hoàng Dạo
trong tập truyện ngắn Gío đầu mùa. Và thương cảm hơn là Anh phải sống
của Nhất Linh, linh hồn Tự Lực Văn Doàn. Câu chuyện Anh phải sống kể
về sự vật lộn với làn nước hung hãn của một vặp vợ chồng trẻ dân chài
ven duyên hải miền Bắc Việt Nam khi chiếc tròng mong manh của họ bị
sóng biển nhấn chìm. Cảm thấy người chồng không đủ sức chống chọi với
làn nước mỗi lúc một hung hãn vì một tay anh cố giữ lấy con thuyền,
còn tay kia thì cố bám lấy vợ,sau một lúc dằng co suy nghĩ, chị nghĩ
đến đàn con bé dại của mình: thằng Bầu, cái Nhớn, cái Bé. Không, anh
phải sống! Bỗng người chồng cảm thấy mình nhẹ nhõm hẳn lên. Chị đã nhẹ
nhàng buông tay khỏi vai chồng; anh phải sống để tiếp tục đưa thằng
Bầu, cái Nhớn, cái Bé đến bờ đến bến. Năm 1974 tôi được cử lám thuyết
trình viên chính trong một tổ gần 9-10 học sinh, lớp 7/2 Gia Hội do
thầy Miên trẻ chủ tọa. Thầy khen ngợi khả năng phân tích của tôi về
dòng tư tưởng trong tình huống căng thẳng của người vợ. Chị hy sinh
cao cả để chồng mình còn tiếp tục nhiệm vụ bảo bọc đàn con.
Tôi có may mắn hơn TTH là được trở lại đại học đường Maryland Mỹ. Học
và lý luận theo tư tưởng của họ. Khi thuyết trình về một tác phẩm văn
chương ngoại quốc, tôi chọn Anh phải sống của Nhất Linh. Buổi thuyết
trình thành công rực rỡ vì tôi xoáy sâu vào dòng tâm lý vật lộn, dằng
co trong giờ phút thập tử nhất sinh của người vợ.
Có điều tôi thường băn khoăn và cảm thấy thất vọng ở điểm là TTH đã vì
một lý do này hay lý do nọ không viết hay đến tột độ như tôi hằng mong
mỏi. TTH có khả năng viết, viết rất hay. Cái hạn chế là tác giả chỉ
viết theo bản tính, ví dụ viết nhiều, lắm chi tiết mà coi thường tâm
lý nhân vật. Trong khi người đọc mong mỏi, háo hức đến rưng rưng nước
mắt, lo âu đến muốn vỡ trống ngực, mà chỉ nhận được những lời miêu tả
qúa sơ sài:
Mẹ kể với mọi người là khi tới giữa dòng ngã ba Cầu Mỹ thì tự dưng có
một luồng gió mạnh lật úp chiếc xuồng lại . Mẹ bị sặc sụa và uống thật
nhiều nước .Trong lúc nguy cấp mẹ chỉ kịp nghĩ được phải nhanh chóng
thoát ra khỏi chiếc xuồng đang đè nặng trên đầu.khi cái chết còn trong
gang tấc. Mẹ cũng không hiểu bằng cách nào mẹ thoát ra khỏi chiếc ghe,
và khi nhìn thấy một khoảng sáng trên đầu, cố hết sức còn lại lấy hai
tay vẫy vùng, chân cứ đạp mạnh cố ngoi lên,vớ được mạn ghe, chồm lên
trên ghe đang lật úp lại và kêu cứu .Lâu sau có chiếc đò ở xa, theo
chiều gió nghe tiếng la đến cứu mẹ, đốt củi sưởi ấm và để mẹ nghĩ ngơi
mấy giờ mới cho mẹ về.(Trích Chấm nhỏ trên sông của Trần Thu Hồng).
Ngườ đọc tự hỏi:
1. Trong lúc nguy nan, bà mẹ có suy nghĩ gì? ( Tâm lý ra sao?)
2. Nếu có suy nghĩ, ai là người mà bà mẹ nghĩ đến trước: người chồng?
đàn con? đứa nào trong đàn con được nghĩ đến trước?
3. Nếu mẹ phải chết, mẹ có nuối tiếc gì không? Cái gì làm cho mẹ nuối tiếc nhất?
Tuy nhiên TTH nêu lên được đạo lý làm người của mẹ: Mẹ thường bảo
chúng tôi sự sống là vô giá, phải biết trân trọng và biết ơn người đã
cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn.
ước mong rằng sẽ đón nhận những bài viết hay hơn, tâm lý nhân vật
được đặt nặng hơn của văn thi sĩ TTH.
Nhân mùa lễ Vu lan, thành chúc BBGH còn mẹ, lời chúc ưu ái , biết ơn
đến mẹ kính yêu.
Tui viết bằng tiếng Anh cũng thuộc vào loại khá giỏi nhưng với BBGH
thì tuyệt đối không vì tôn trọng bạn bè. Vả lại tôi học nằm lòng câu
nói nổi tiếng của học gỉa Phạm Quỳnh:
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn.
Tiếng ta còn, nước ta còn.
BBGH trong nước ngày nay giỏi Anh ngữ lắm. Ví dụ lớp C2 có soeur Xuân
Thủy bằng cử nhân Anh Pháp. Giáo sư đại học tổng hợp Anh ngữ Trương
Thị Như Thủy và nhiều nữa. Các bạn ở Mỹ chưa chắc nói và viết tiếng
Anh giỏi như các bạn bên quê nhà.
Nì mụ Loan Hà Thành, nhân tiện tui muốn ra mặt thách thức mụ bình
luận bài viết Chấm nhỏ trên sông vì mụ dặn lòng không thèm trách cứ
những lời " chì chiết" của tui.
Mụ núp mô thì lên tiếng, còn như cứ " đọc ké" hoài thì tui chẳng bao
giờ "quên" mụ.

Thân ái,

LVT

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 190
Join date : 27/10/2008

https://khungtroigiahoi.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết