KHUNG TRỜI GIA HỘI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 6 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 6 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 195 người, vào ngày Fri Dec 23, 2022 12:54 am
Gallery


Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế Empty
Latest topics
» Cảm ơn tình bạn tuyệt vời-D.Minh st
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeSat Nov 22, 2014 11:11 am by Admin

» Hỗ trợ Bạn bè
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeTue Oct 14, 2014 10:55 pm by Admin

» Tiễn mẹ !!! Kim Hồng
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:24 pm by Admin

» Thở chánh niệm -Đặng Hưng Tiên st
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:20 pm by Admin

» Ca dao thời đại - Diệm Minh st
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:16 pm by Admin

» chiếc giày đánh rơi của Gandhi - Diệm Minh st
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:13 pm by Admin

» Làng mai -Đăng Hưng Tiên-Tháo gỡ nội kết
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeTue Jul 01, 2014 8:08 pm by Admin

» KHÉP CÁNH PHƯỢNG SẦU = Lưu văn Trường
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeSat Apr 19, 2014 5:16 pm by Admin

» Yêu em hai lần - Lưu Phèo
Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế I_icon_minitimeMon Mar 31, 2014 10:44 pm by Admin


Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế

Go down

Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế Empty Cần một không gian thiên nhiên riêng cho Huế

Bài gửi  Admin Tue Mar 09, 2010 6:42 pm

Thiên nhiên - nhân tố quan trọng làm nên cấu trúc đô thị Huế

Xét về mặt địa lý, Thừa Thiên - Huế thuộc vùng cấu tạo của sơn hệ Trường Sơn Bắc mà điểm kết thúc chính là đèo Hải Vân.

Quá trình diễn tiến từ Bắc vào Nam, hai lần dãy Trường Sơn tiến ra sát biển. Lần thứ nhất tại nhánh núi Hoành Sơn, lần thứ hai tại nhánh núi Hải Vân. Đặc điểm địa hình này tạo ra một không gian biệt lập, tách hẳn với không gian Thanh - Nghệ - Tĩnh ở phía Bắc và không gian Đà Nẵng và các tỉnh Nam Trung bộ về phía Nam. Từ Đà Nẵng trở vào thuộc sơn hệ Trường Sơn Nam, khi dãy Trường Sơn lùi ra xa biển, nâng cao và tỏa rộng, hình thành những cao nguyên nối tiếp nhau đến tận vùng Đông Nam bộ.




Đặc điểm địa lý trên đã định dạng một không gian thống nhất của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế với nhiều đặc thù địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và tài nguyên trong một tổng thể tương đồng. Về mặt xã hội và nhân văn, ba tỉnh trên cũng là một không gian gần như đồng nhất về lịch sử, truyền thống, phong tục kể cả ngữ âm. Về văn hóa, từ Thừa Thiên - Huế trở ra, sắc thái văn hóa Đại Việt vẫn còn đậm nét trong khi phía Nam đèo Hải Vân, sắc thái Chăm khá rõ rệt.

Vì vậy, nếu xét đến một không gian kinh tế - văn hóa vùng thì Thừa Thiên - Huế giàu tính đồng nhất với hai tỉnh phía Bắc hơn so với lựa chọn Thừa Thiên - Huế kết hợp với không gian kinh tế vùng các tỉnh phía Nam.

Vậy tại sao không nghĩ đến một không gian kinh tế - văn hóa Thừa Thiên - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình với Thừa Thiên - Huế là địa phương đầu tàu, khai thác mạnh mẽ những ưu thế đặc thù mà các vùng khác không có được, đặc biệt về kinh tế du lịch mà ngay trong vùng đã có đến bốn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Chỉ tính tới những cái nhất, khu vực này có khả năng chiếm kỷ lục:

- Huế là kinh đô xưa nhất của Việt Nam còn giữ được gần như nguyên vẹn và là Di sản văn hóa thế giới.

- Nhã nhạc Cung đình là di sản phi vật thể đầu tiên được UNESCO công nhận.

- Sông Hương là dòng sông đô thị đẹp nhất của nước ta, một dòng sông chứng nhân của lịch sử.

- Kẻ Bàng là vùng Karst rộng nhất thế giới.

- Phong Nha là động nước dài nhất thế giới, hai lần được phong danh hiệu Di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học thế giới.

- Sông Gianh và sông Bến Hải là hai dòng sông chứng nhân của hai cuộc chiến tranh và chia cắt dài lâu và khốc liệt nhất trong lịch sử.

Chưa hết, vùng đất này còn có Đèo Ngang là một địa danh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi một nữ sĩ danh tiếng trong văn học sử nước ta, có đèo Hải Vân là ngọn đèo hùng vĩ trên đường thiên lý Bắc - Nam, có nghệ thuật ẩm thực được xếp vào hàng đẳng cấp cao trong thế giới ẩm thực của nước ta...

Tài nguyên thiên nhiên là cái trời cho, là trường tồn, vĩnh hằng. Còn cơ sở hệ thống kỹ thuật hạ tầng là cái con người tạo dựng. Từng bước quy hoạch và xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng cho không gian du lịch và đô thị Thiên - Trị - Bình là việc chắc chắn sẽ hình thành theo năm tháng.

Riêng Thừa Thiên - Huế, sông Hương, Bạch Mã có thể coi như hai thành công trong khai thác thiên nhiên. Ngoài sông Hương, Thừa Thiên - Huế còn nhiều dòng sông khác hoàn toàn có thể trở thành những dòng sông du lịch sáng giá nếu biết đầu tư.

Ngoài những cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch như Bạch Mã, Chân Mây, Lăng Cô, đầm Cầu Hai, đầm An Cư như đã biết, những cảnh quan thiên nhiên sau đây hoàn toàn cần thiết đưa vào danh mục để có kế hoạch khai thác du lịch trong tương lai khi đủ điều kiện, đó là đèo Hải Vân, sông Truồi, sông Bồ.

Huế cần thoát khỏi chiếc áo chật

Hiện đại hóa để Huế nhanh chóng phát triển ngang tầm thời đại là một tất yếu không thể lảng tránh.

Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc, không để Huế trở thành một thành phố pha tạp, làm mất đi đặc tính cổ xưa truyền thống, không làm biến mất dòng sông êm đềm, thơ mộng của mình là một đòi hỏi của người Huế, của kho tàng Di sản văn hóa nhân loại mà Huế đã và đang tham gia với tư cách một thành phần, và cả của lịch sử mà Huế đang gìn giữ.

Bất hợp lý lớn nhất đang cản trở Huế phát triển chính là địa giới hành chính.

Việc chia lại địa giới sau khi tách tỉnh năm 1989 đã tước đi không gian để Huế từng bước tự hoàn thiện theo hướng một thành phố vườn, một đô thị sinh thái từng hiện hữu như một tiềm năng. Lúng túng trong chiếc áo chật đến nay đã là 21 năm, bằng bốn lần kế hoạch 5 năm.

Diện tích chật hẹp là một hạn chế khách quan.

Hạn chế chủ quan có thể là vừa quá nặng lòng với cổ xưa, nhưng cũng không thật sự mặn mà với những gì đang có, Huế đang nhìn ra bốn phía chân trời nhưng chưa tìm thấy một mô hình tương đồng, thích hợp. Phải chăng cuộc phân thân đang làm chậm bước đi của Huế, làm Huế mất đi nhiều cơ hội?

Trong hơn ba mươi năm qua, Huế hiện đại hóa mình bằng cách xen cấy một cách dễ dãi nhiều “kiến trúc tân kỳ” như khách sạn Tân Hoàng cung, như siêu thị đầu cầu Trường Tiền, như Khách sạn Century, Khách sạn Xanh số 2 đường Lê Lợi…

Chưa kể một mảng kiến trúc lớn do người dân tự xây kiểu “văn minh nhà ống - xe máy” chỉ chứng tỏ một điều: “Huế đang mất chủ động trong quá trình làm mới bộ mặt đô thị của mình”. Thực trạng này không chỉ riêng với Huế, một thành phố có yêu cầu khe khắt về kiến trúc, quy hoạch, mà là một thực trạng đáng buồn của cả nước, kể cả hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.

Để thoát khỏi lúng túng, việc đầu tiên là phải thoát khỏi chiếc áo chật về địa giới hành chính, tìm một không gian giãn nở hợp lý để rộng đường tư duy. Việc thứ hai là phải thoát khỏi chính những ràng buộc của tư duy, thời gian qua đã kìm hãm Huế đi tìm cho mình một không gian tồn tại và phát triển mới.

Rũ bỏ gì, giữ lại gì, làm mới ra sao chính là những thách thức mà Huế chờ đợi được trả lời.

Cái đầu tiên cần rũ bỏ là tâm lý đứng núi này - trông núi nọ, muốn sớm được sôi động - hoành tráng - hiện đại (!) như Đà Nẵng, như TP.HCM, trong khi Đà Nẵng, TP.HCM lại đang thèm muốn một không gian đô thị êm đềm, giàu tính nhân văn, được sống giữa một thiên nhiên trữ tình, trong lành như Huế.

Cái mà Đà Nẵng - Sài Gòn muốn, gần như không thể, còn mong muốn của Huế là việc trong tầm tay nếu xác định đúng, đủ quyết tâm để tìm một định hướng thích hợp.

Cái cần được giữ chính là cảnh quan thiên nhiên trời cho và người xưa đã khai thác một cách thông minh, đã và đang làm nên Huế. Trung tâm cảnh quan đó chính là sông Hương.

Thành phố mới nếu không có sông Hương sẽ không còn là Huế nữa.

Nói như vậy để thấy rằng để có một Huế mới mà không tự đánh mất mình, không còn chân trời nào khác là Huế tiếp tục phát triển về hạ du, trên hai bờ dòng sông ấy, và trở lại điểm xuất phát ban đầu: sở hữu toàn bộ sông Hương từ Bình Điền đến Thuận An.

Chỉ có vậy mới đủ cho Huế một không gian để tư duy lâu dài và toàn cục.

Đất đai phía hạ du sông Hương từ An Hòa, Bao Vinh trở về phía Bắc đến phá Tam Giang thường ngập lụt trong mùa lũ. Trước đây khi chưa có đập Thảo Long, Huế còn bị nhiễm mặn trong mùa khô. Đấy là những cánh đồng năng suất thấp, canh tác bấp bênh, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp không cao. Vì vậy, nếu chuyển đổi thành đất xây dựng đô thị, hai bờ vùng hạ du sông Hương có thừa không gian cho một Huế mới phát triển.

Thành phố mới còn có khả năng kết hợp với cảnh quan đầm phá để trở thành một đô thị du lịch hiện đại, hấp dẫn, độc đáo. Cảnh quan đầm phá là một đặc sản độc quyền của Thừa Thiên - Huế trong khai thác du lịch. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng, đặc biệt, hệ thống giao thông là việc tỉnh đang làm. Nếu kết hợp hướng suy nghĩ về một Huế mới ở vùng hạ du sông Hương có khả năng đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm hình thành một vùng đô thị hiện đại.

Tóm lại, có thể hình dung phân vùng tài nguyên cảnh quan du lịch Huế như sau:

1. Vùng du lịch sông Bồ bao gồm sông Bồ, sông Ô Lâu, làng gốm cổ Phước Tích, chiến khu Hòa Mỹ, suối nước nóng Thanh Tân kết hợp trung tâm nghỉ dưỡng, điều trị bằng y học dân tộc.

2. Vùng du lịch sông Truồi gồm hồ Truồi, Thiền viện Trúc Lâm, đầm Cầu Hai, thác Voi, Bạch Mã.

3. Vùng du lịch núi cao, biển đảo: Hải Vân, Lăng Cô, Chân Mây, đầm An Cư, đảo Sơn Trà.

4. Vùng du lịch đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

5. Vùng du lịch núi cao A Lưới - A Sầu - A Roàng - A Tép.

6. Vùng du lịch trung tâm: sông Hương, cố đô,… và THÀNH PHỐ HUẾ MỚI.

Trên cơ sở đó, Thừa Thiên - Huế có thể không còn tồn tại dưới hình thức một thành phố trực thuộc Trung ương nữa mà, hợp lý hơn, chuyển đổi thành: Một đặc khu văn hóa - du lịch quốc gia, với trung tâm là một tổ hợp đô thị gồm cố đô với tổng thể kiến trúc Di sản văn hóa thế giới ở phía thượng nguồn và thành phố Huế hiện đại sẽ xây dựng ở hạ lưu. Đặc khu này có hai hợp điểm:

- Phía Bắc, cùng với Quảng Bình, Quảng Trị kết hợp khai thác Di sản thiên nhiên thế giới Kẻ Bàng - Phong Nha và tập hợp các danh thắng khác.

- Phía Nam, cùng với Quảng Nam kết hợp khai thác hai Di sản thế giới khác: Hội An và Mỹ Sơn.

Đặc khu văn hóa - du lịch quốc gia được Nhà nước cho phép áp dụng những thể chế riêng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển.

Với định hướng trên, việc quy hoạch các loại hình công nghiệp và bố cục hệ thống các khu công nghiệp sẽ được điều chỉnh hài hòa đáp ứng yêu cầu của mục tiêu chung.

Để kết thúc bài viết xin được mượn một câu thơ cổ:

Sơn bất cầu cao, hữu tiên tắc danh
Thủy bất cầu thâm, hữu long tắc linh

(Núi sông vẫn vậy, đâu cần cao, sâu. Tài nguyên đã sẵn, chỉ đợi Rồng - Tiên).

Tất cả vấn đề là ở con người và nhân tài cũng là một trong những cái Huế cần trong bước đường phát triển, cho một mai sau.

Theo KTS NGUYỄN TRỌNG HUẤN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 190
Join date : 27/10/2008

https://khungtroigiahoi.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết